Ổ cứng sata là gì - tìm hiểu khe cắm sata là gì

-

Chắc hẳn bạn đã từng nghe hoặc đọc được tài liệu đâu đó về các từ viết tắt của ổ cứng như HDD, SSD, RAID, SATA,… Các từ viết tắt này giúp đọc tên ổ cứng dễ hơn nhưng lại làm những người dùng mới bối rối không thể phân biệt.

Bạn đang xem: Ổ cứng sata là gì

Ổ cứng SATA, hay SATA là từ viết tắt của serial advanced technology attachment (phần đính kèm với công nghệ tiên tiến nối tiếp). Đây là dạng phần cứng được dùng phổ biến trong các thiết bị điện tử ngày nay. 

*

Trong bài viết này, Bách Khoa Data Recovery sẽ giải thích chi tiết cho bạn mọi thứ cần biết về SATA, cách hoạt động và vì sao dòng ổ cứng này lại phổ biến vượt trội hơn các dòng phương pháp lưu trữ khác đến vậy.


Nội dung chính


Ổ cứng SATA là thiết bị gì?

SATA là giao thức ổ cứng sử dụng để đọc và ghi dữ liệu vào thiết bị lưu trữ như HDD hoặc SSD vào máy tính. SATA còn được gọi là ATA nối tiếp, rất phổ biến trên laptop, máy tính để bàn, máy chủ server hoặc các tay cầm chơi game Xbox hay Sony Play
Station.

Kích thước ổ cứng SATA đa dạng phục vụ cho từng mục đích sử dụng. Ổ cứng giao thức SATA trên máy tính rộng 4 inch, cao 1.03 inch và dài 5.79 inch hay còn được gọi là ổ cứng 3.5 inch. Một số laptop trang bị dòng ổ đĩa SATA nhỏ hơn là 2.5 inch, có chiều rộng là 2.7 inch, chiều cao 0.37 inch và chiều dài 3.96 inch.

Lịch sử phát triển của SATA

Trước sự ra đời của ổ cứng SATA, từ năm 1986 thì ổ cứng ATA (PATA) là giải pháp lưu trữ phổ biến trên máy tính. Đến năm 2000, SATA ra đời và nhanh chóng vượt trội người tiền nhiệm với tốc độ ghi dữ liệu đáng nể. Tại thời điểm ra mắt, SATA đạt tốc độ 600MB/giây trong khi ATA chỉ đạt 133MB/giây – bằng khoảng 20%. Hiện nay tốc độ của SATA đã lên tới 6GB/giây và ATA chỉ là 600MB/giây.

*
So sánh tốc độ truyền dữ liệu giữa các phiên bản SATA

Tổ chức Serial ATA Working Group chính là cha đẻ của kỹ thuật ổ cứng SATA và sau 20 năm, rất nhiều phiên bản SATA đã được phát hành vào năm 2003, 2004, 2008 – gọi là SATA III hay SATA 3.0. Ngày nay ổ cứng trang bị giao diện SATA 3.5 (bản cập nhật thứ 5 của SATA 3.0 vào năm 2020) là phiên bản SATA mạnh mẽ và hoàn thiện nhất.

Một số biến thể SATA được thay đổi để phù hợp đa dạng thiết bị như m
SATA cho laptop, M.2 SATA, SATA Express và e
SATA. 

Vai trò của ổ cứng SATA

SATA mang rất nhiều ưu điểm, biến nó thành giao thức lưu trữ phổ biến nhất trên thế giới. SATA nổi tiếng với tốc độ truyền chất lượng, dung lượng dồi dào, khả năng tương thích và giá trị.

Ổ SATA ngày nay có dung lượng dao động trong khoảng 500 GB đến 16TB và có mức giá tốt hơn ổ cứng SSD thông thường. SATA có khả năng tương thích rất tốt, được sử dụng ở hầu hết mọi cấu hình thiết bị và đa dạng nhà sản xuất. Người dùng còn có thể hoán đổi nóng ổ cứng SATA, thêm hoặc xóa bớt ngay khi thiết bị đang chạy – một tính năng hiếm có trên các thiết bị ổ cứng.

*
Cấu trúc SATA

Nhưng không vì thế mà SATA không có nhược điểm. SATA rất dễ bị phân mảnh, các sector dễ bị phân tán khắp nơi, ảnh hưởng đến hiệu suất của máy và cản trở quá trình sử dụng của người dùng.

Tuy nhiên không thể phủ nhận là mức giá cho ổ đĩa SATA rất hợp lý, cùng khả năng lưu trữ lớn giúp ổ cứng này được sử dụng rộng rãi trên thế giới.

SATA liệu có phải là ổ cứng SSD?

SATA là dạng giao thức hỗ trợ nhiều trên ổ cứng HDD nên cũng có thể coi SATA là một dạng của HDD. Bên cạnh đó SSD là thế hệ ổ cứng tiên tiến, không sử dụng các thành phần cơ học đơn thuần như ổ cứng SATA mà thay vào đó lưu trữ dữ liệu trên bộ nhớ Flash riêng. Do đó mà tốc độ cũng như độ bên của ổ cứng SSD đều tốt hơn SATA. 

*
SSD sử dụng giao thức M.2

Ổ cứng SSD có thời gian khởi động tốt hơn nhiều so với ổ cứng hỗ trợ SATA. Tuổi thọ cũng cao hơn (10 năm so với 3 – 4 năm)

Ngược lại thì SSD có giá cao hơn và dung lượng lưu trữ hạn chế hơn SATA rất nhiều. Do đó nếu bạn cần lưu trữ nhiều dữ liệu với kinh phí hợp lý, hãy chọn SATA. Trong trường hợp dữ liệu của bạn cần bảo mật và lưu trữ tốt hơn, hãy sử dụng SSD.

Nếu ổ cứng SATA hỏng thì sửa chữa như thế nào?

Lỗi hư hỏng là tình trạng khó tránh khỏi với các thiết bị công nghệ, bạn có thể tham khảo các triệu chứng và nguyên nhân lỗi ổ cứng SATA và SSD qua hai bài viết:

Nếu gặp các tình trạng lỗi ổ cứng nghiêm trọng, các chuyên gia tại Bách Khoa Data Recovery sẽ hỗ trợ chẩn đoán, sửa chữa, cũng như khôi phục lại hoàn toàn dữ liệu bên trong cho bạn.

Ổ cứng SATA nổi bật với khả năng lưu trữ lớn giá rẻ nhưng mang nhược điểm lớn là rủi to bị mất dữ liệu cao. Do đó trước khi quyết định sử dụng loại ổ cứng này, bạn nên cân nhắc xem mục đích sử dụng của bạn có tương đồng với các tính năng đó hay không. Chúc bạn sử dụng và lưu trữ dữ liệu an toàn.

Xem thêm: Cái kết của ant man là ai đoạn credit cuối phim ant, tất tần tật về ant

Trong bài viết hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về loại khe cắm SATA. Đây là một tiêu chuẩn khe cắm quan trọng và quen thuộc xuất hiện trên những dòng laptop và máy tính từ trước đến nay. Vậy khe cắm SATA là gì? Chúng có vai trò gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.


Khe cắm SATA là gì?

Khe cắm SATA (Tiếng Anh: Serial Advanced Technology Attachment), là một tiêu chuẩn kết nối IDE ra mắt lần đầu tiên vào 2001 dùng để kết nối với những thiết bị như ổ cứng, CD và với bo mạch chủ. Do đó, thuật ngữ SATA dùng để bao quát chung các loại dây cáp và khe cắm kết nối được sản xuất dựa theo tiêu chuẩn này.


Hầu hết các dây cáp và khe cắm SATA sử dụng đầu nối 7 chân để kết nối giữa ổ đĩa cứng với bo mạch chủ. Ngoài ra, chúng được sử dụng để kết nối với các ổ SSD khác. Người dùng cũng có thể kết nối ổ cứng gắn ngoài với máy tính bằng dây cáp SATA thông qua khe cắm chuẩn e
SATA.

Đặc điểm của khe cắm SATA là cả 2 đầu khe cắm đều có xu hướng bị đảo ngược trên các ổ cứng mà chúng kết nối, các đế chân cắm của đầu này sẽ tương ứng với đầu cắm bên kia. Ngoài ra, chiều dài của dây cáp SATA giúp người dùng có thể phân biệt được đó là loại dây cáp gì.

Trong đó dây cáp SATA hầu như được làm từ nhựa cứng kéo dài, bề mặt phẳng và khe cắm SATA trên dây cáp sẽ kéo dài từ đầu và có màu sắc khác nhau.

Chúng phục vụ việc cung cấp dữ liệu kết nối tốc độ cao với những bộ phận còn lại của máy tính, truyền dữ liệu theo yêu cầu, trong khi đó khe cắm nguồn là nơi giúp cho ổ điện kết nối với máy tính hoạt động đầu tiên.


Vai trò của khe cắm SATA trên máy tính

Khe cắm SATA là một trong các chuẩn kết nối được sử dụng nhiều nhất trên máy tính vào đầu những năm 2000. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ ngày nay thì trên thế giới đã chuyển sang những tiêu chuẩn kết nối khác nhanh hơn như PCI-express để phục vụ cho việc kết nối lưu trữ. Tuy nhiên, không vì thế mà khe cắm SATA lạc hậu vì chúng vẫn mang đến những lợi ích quan trọng như sau:

Tính đơn giản: So với chuẩn PATA dùng 40 chân và 80 dây cắm đã bị lỗi thời, thì SATA sử dụng cáp bảy dây. Nó không chỉ làm giảm chi phí, mà giúp giảm bớt lưu lượng dây cáp, cải thiện luồng không khí và làm mát máy tính tốt hơn.Truyền tải dữ liệu mạnh mẽ: Khe cắm SATA mang lại khả năng truyền tốc độ cao cũng như tăng cường phát hiện và sửa lỗi trong khi truyền tải dữ liệu.Hot plugs (Cắm nóng): Cắm nóng tức là cho phép người dùng chèn hoặc tháo thiết bị khỏi khe cắm khi bật nguồn, và các thiết bị được cài đặt vẫn hoạt động bình thường ngay khi được kết nối với máy tính.Ngoài ra, cổng SATA đóng vai trò quan trọng đối với ổ cứng và ổ cứng SSD có nhiều dung lượng. Cũng như khe cắm SATA đóng vai trò thiết yếu trong việc tăng sức mạnh trong truyền tải dữ liệu giữa những thiết bị lưu trữ và máy tính.

Hướng dẫn cách kiểm tra máy tính, ổ cứng hỗ trợ SATA mấy?

Dùng phần mềm là một trong các cách kiểm tra nhanh mà dễ dàng nhất để biết được máy tính hỗ trợ dùng chuẩn SATA nào. Cho dù bạn không rành về công nghệ thì cũng có thể tiến hành kiểm tra được.

Để thực hiện, bạn tải về phần mềm Crystal
Disk
Info. Đây là một trong những phần mềm dùng để kiểm tra sức khỏe ổ cứng chính xác, đồng thời được dùng để kiểm tra máy tính và ổ cứng hỗ trợ SATA nào.

Có nhiều phiên bản để người dùng lựa chọn, tất cả đều miễn phí. Hãy ưu tiên chọn bản Portable (Zip) để tải về giải nén và có thể chạy ngay không cần cài đặt.

*


Download xong thì giải nén => chạy file Disk
Info32.exe hoặc Disk
Info64.exe tương ứng với phiên bản Windows 32 bit hoặc 64 bit bạn đang sử dụng. Giao diện chính phần mềm như hình.

Bạn cần quan tâm đến mục Transfer Mode để biết được máy tính của bạn đang dùng chuẩn SATA nào.

*

Nếu SATA/300 là đang dùng chuẩn SATA 2 còn SATA/600 là chuẩn SATA 3 có tốc độ cao hơn. Như hình bên dưới tức là đang dùng chuẩn SATA 3 cho ổ cứng hiện tai và dĩ nhiên ổ cứng này cũng hỗ trợ SATA 3.

Với những chia sẻ trên đây hy vọng bạn có thể hiểu rõ hơn về khe cắm SATA cũng như cách kiểm tra máy tính hỗ trợ chuẩn SATA mấy. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!