Hướng Dẫn Cách Tính Bhxh Hưởng 1 Lần Online Dễ Thực Hiện Năm 2023

-

Xin hỏi cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính tiền hưởng BHXH một lần năm 2023 được quy định thế nào?


*
Mục lục bài viết

Cách tính mức bình quân tiền lương để hưởng BHXH một lần năm 2023 (Hình từ internet)

Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đã đóng BHXH năm 2023

Mức bình quân tiền lương tháng đã đóng BHXH là căn cứ quan trọng để tính tiền BHXH một lần.

Bạn đang xem: Cách tính bhxh hưởng 1 lần

Hiện nay, cách tính mức bình quân tiền lương tháng/thu nhập tháng đã đóng BHXH được xác định như sau:

Bước 1: Xác định mức điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng BHXH

Người lao động yêu cầu nhận BHXH một lần năm 2023 thì xác định mức điều chỉnh (hệ số trượt giá BHXH) theo Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH như sau:

- Đối với người đóng BHXH bắt buộc, hệ số trượt giá BHXH như sau:

Năm

Trước 1995

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Mức điều chỉnh

5,26

4,46

4,22

4,09

3,80

3,64

3,70

3,71

3,57

3,46

3,21

2,96

2,76

2,55

2,07

Năm

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2021

2022

2023

Mức điều chỉnh

1,94

1,77

1,50

1,37

1,28

1,23

1,23

1,19

1,15

1,11

1,08

1,05

1,03

1,00

1,00

- Đối với người đóng BHXH tự nguyện, hệ số trượt giá BHXH như sau:

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Mức điều chỉnh

2,07

1,94

1,77

1,50

1,37

1,28

1,23

1,23

Năm

2016

2017

2018

2019

2020

2021

2022

2023

Mức điều chỉnh

1,19

1,15

1,11

1,08

1,05

1,03

1,00

1,00

Bước 2: Tính tiền lương tháng/thu nhập tháng sau điều chỉnh (L1, L2… Ln)

L1 = Tiền lương/thu nhập làm căn cứ đóng BHXH X Mức điều chỉnh tương ứng X Số tháng đã tham gia theo từng giai đoạn

Bước 3: Tính tổng tiền lương/thu nhập tháng đã đóng BHXH sau điều chỉnh cho toàn bộ thời gian chưa hưởng BHXH 1 lần (L)

Bước 4: Tính tổng thời gian đã tham gia BHXH (T)

Bước 5: Tính mức bình quân tiền lương/thu nhập (Lbq)

Lbq = L/T

Ví dụ: Nguyễn Văn A được công ty đóng BHXH từ tháng 1/2019, đến hết tháng 1/2022 thì xin nghỉ việc. Đến tháng 2/2023, Nguyễn Văn A nộp hồ sơ rút tiền BHXH một lần. Vậy mức tiền bình quân tiền lương tháng đã đóng BHXH được tính thế nào? Biết rằng tiền lương tháng đã đóng BHXH của các năm như sau:

+ Từ tháng 01/2019 – tháng 12/2019: 5.000.000 đồng/tháng;

+ Từ tháng 01/2020 – tháng 9/2020: 5.500.000 đồng/tháng;

+ Từ tháng 10/2020 – tháng 12/2020: 6.000.000 đồng/tháng;

+ Từ tháng 01/2021 – tháng 5/2021: 6.500.000 đồng/tháng;

+ Từ tháng 6/2021 – tháng 10/2021: Nghỉ không lương;

+ Từ tháng 11/2021 – tháng 12/2021: 6.500.000 đồng/tháng;

+ Tháng 01/2022: 7.000.000 đồng/tháng.

Giải đáp:

Bước 1: Xác định mức điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng BHXH năm 2023

Theo hệ số trượt giá BHXH năm 2023 thì Nguyễn Văn A đóng BHXH từ tháng 01/2019 đến tháng 01/2022 thì sẽ có mức điều chỉnh lần lượt là 1,08; 1,05; 1,03; 1,00.

Bước 2: Tính tiền lương tháng/thu nhập tháng sau điều chỉnh (L1, L2, …Ln)

+ Từ tháng 01/2019 – tháng 12/2019:

L1 = 5.000.000 (Tiền lương/thu nhập làm căn cứ đóng BHXH) X 1,08 (Mức điều chỉnh tương ứng) X 12 (Số tháng đã tham gia theo từng giai đoạn) = 64.800.000 đồng.

+ Từ tháng 01/2020 – tháng 9/2020: L2 = 5.500.000 X 1,05 X 9 = 51.975.000 đồng.

+ Từ tháng 10/2020 – tháng 12/2020: L3 = 6.000.000 X 1,05 X 3 = 18.900.000 đồng.

+ Từ tháng 01/2021 – tháng 5/2021: L4 = 6.500.000 X 1,03 X 5 = 33.475.000 đồng.

+ Từ tháng 6/2021 – tháng 10/2021: L5 = 0

+ Từ tháng 11/2021 – tháng 12/2021: L6 = 6.500.000 X 1,03 X 2 = 13.390.000 đồng.

+ Tháng 01/2022: L7 = 7.000.000 đồng.

Bước 3: Tính tổng tiền lương/thu nhập tháng đã đóng BHXH sau điều chỉnh cho toàn bộ thời gian chưa hưởng BHXH 1 lần (L)

L = L1 + L2 + L3 + L4 + L5 + L6 + L7 = 189.540.000 đồng

Bước 4: Tính tổng thời gian đã tham gia BHXH (T)

T = 12 tháng + 9 tháng + 3 tháng + 5 tháng + 2 tháng + 1 tháng = 32 tháng.

Bước 5: Tính mức bình quân tiền lương/thu nhập (Lbq)

Lbq = L/T = 189.540.000 / 32 = 5.923.125 đồng/tháng.

Mức hưởng BHXH một lần năm 2023

*
File Excel tính tiền BHXH một lần năm 2023

**Đối với trường hợp tham gia BHXH bắt buộc

Theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP thì mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:

- 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;

- 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

- Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ 01 năm thì mức hưởng BHXH một lần được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng BHXH, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

**Đối với trường hợp tham gia BHXH tự nguyện

Theo Điều 77 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:

- 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;

- 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ 01 năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

Xem thêm: Cách khôi phục lịch sử google chrome đã xóa, hiệu quả 100%


Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info

Nếu nghỉ việc hoặc ngừng tham gia đóng BHXH trong 1 năm, bạn sẽ nhận được khoản BHXH một lần, đây là khoản hỗ trợ từ BHXH và Nhà nước dành cho người lao động. Vậy làm sao để biết được số tiền BHXH 1 lần mình được nhận là bao nhiêu? Cùng Career
Builder tìm hiểu cụ thể ở bài viết dưới đây nhé!


BHXH 1 lần là gì?

Dựa theo Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, BHXH 1 lần là sự bù đắp thu nhập cho người lao động khi xảy ra các trường hợp ốm đau, thai sản hay bị tai nạn lao động, đến tuổi nghỉ hưu hoặc qua đời.

*

Theo điều 6, Luật BHXH Việt Nam số 58/2014/QH13 quy định 06 trường hợp cụ thể được nhận BHXH 1 lần:

Đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đủ 20 năm tham gia BHXH Người lao động đang mắc các bệnh nguy hiểm đến tính mạng theo quy định của Bộ Y tế như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS,...Bộ đội, công an khi xuất ngũ, phục viên nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu.Trường hợp ra nước ngoài định cư.Đối với lao động nữ hoặc lao động ở các xã/phường/thị trấn: đủ 55 tuổi nhưng chưa đủ 15 năm đóng BHXH và ngừng không tham gia BHXH tự nguyện.Căn cứ theo Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13, áp dụng với trường hợp người tham gia BHXH bắt buộc sau 1 năm ngừng công tác hoặc tham gia BHXH tự nguyện sau 1 năm ngừng đóng nhưng tổng số năm đóng chưa đạt 20.

Cách tính BHXH 1 lần?

BHXH 1 lần được tính căn cứ vào thời gian người lao động tham gia BHXH và mức bình quân tiền lương (MBQTL) tháng đó đóng BHXH (Khoản 4, Điều 19, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH).

Công thức áp dụng cho việc tính BHXH1 lần

Công thức tính

Mức hưởng BHXH 1 lần = (1,5 x MBQTL x thời gian tham gia BHXH trước 2014) + (2 x MBQTL x thời gian tham gia BHXH từ 2014)

Lưu ý: Mức hưởng BHXH 1 lần của lao động có thời gian tham gia đóng BHXH chưa được 1 năm được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng BHXH, mức tối đa bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội (theo khoản 2, điều 19, thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH).

Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH

*

Bảng hệ số trượt giá tính BHXH tính đến năm 2022

*

Tham khảo ví dụ cụ thể dưới đây về cách tính BHXH 1 lần dựa theo công thức và bảng trượt giá:

Dữ liệu: Thời gian tham gia đóng BHXH của lao động A từ tháng 10/2017 đến 06/2020 như sau:

10/2017 - 12/2018: Mức lương 7.000.000 đồng/tháng.01/2019 - 03/2020: Mức lương 7.250.000 đồng/tháng.04/2020 - 06/2020: Mức lương 7.000.000 đồng/tháng.

Theo dữ liệu trên, ta có:

Tổng thời gian tham gia BHXH: 2 năm 9 tháng.MBQTL tháng đóng BHXH:10/2017 - 12/2017 (3 tháng): 7.000.000 x 1.12 x 3 = 23.520.000 đồng.01/2018 - 12/2018 (12 tháng): 7.000.000 x 1.08 x 12 = 90.720.000 đồng.01/2019 - 12/1019 (12 tháng): 7.250.000 x 1.05 x 12 = 91.350.000 đồng.01/2020 - 03/2020 (3 tháng): 7.250.000 x 1.02 x 3 = 22.185.000 đồng. 04/2020 - 06/2020 (3 tháng): 7.000.000 x 1.02 x 3 = 21.420.000 đồng.Tổng tiền đóng BHXH = 23.520.000 + 90.720.000 + 91.350.000 + 22.185.000 + 21.420.000 = 249.195.000 đồng.MBQTL đóg BHXH = Tổng tiền/Tổng tháng = 249.195.000/33 = 7.551.363 đồng.Mức hưởng BHXH 1 lần với thời gian đóng từ 2014 trở đi = 7.551.363 x 4 năm x 2 = 60.410.904 đồng

Kết luận: Tổng tiền BHXH 1 lần mà lao động A sẽ được hưởng là 60.410.904 đồng.

Công cụ online giúp tính BHXH 1 lần

Nếu e ngại việc tính bằng công thức như trên dễ nhầm lẫn, sai sót thì Career
Builder sẽ hướng dẫn bạn cách tính BHXH online bằng cách sử dụng hệ thống tính BHXH 1 lần trên website Luat
Viet
Nam.

Bước 1: Truy cập hệ thống tính BHXH 1 lần của Luat
Viet
Nam

Đường link truy cập webite tính BHXH 1 lần: https://luatvietnam.vn/tinh-bao-hiem-xa-hoi-1-lan.html

*

Truy cập website tính BHXH 1 lần của Luat
Viet

Đối với lao động chuyển công tác nhiều đơn vị thì mỗi đơn vị sẽ tương ứng với 1 dòng giai đoạn. Người lao động chọn "THÊM GIAI ĐOẠN" để bổ sung các thông tin tương ứng.

Bước 2: Điền đầy đủ thông tin theo hướng dẫn

Điền đầy đủ thông tin về giai đoạn đóng BHXH và mức lương đóng BHXH của mình, sau đó click “Tính BHXH” và đợi hệ thống trả kết quả.

Bước 3: Nhận kết quả

*

Kết quả được đánh dấu trong hình chính là số tiền BHXH 1 lần mà người lao động được hưởng tương ứng với mức đóng và thời gian tham gia BHXH.

Thủ tục nhận BHXH 1 lần

1. Hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị:

*

Sổ bảo hiểm xã hội.Đơn đề nghị hưởng BHXH 1 lần của người lao động.Đối với người xuất ngoại định cư yêu cầu nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:Hộ chiếu do nước ngoài cấp.Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài.Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài, giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên được cấp bởi cơ quan nước ngoài có thẩm quyền.

2. Nộp hồ sơ BHXH ở đâu?

*

Đến trực tiếp cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi đang cư trú (nơi đăng ký hộ khẩu thường trú/tạm trú) để nộp hồ sơ. Khi đi cần mang theo CMND/ Thẻ căn cước công dân, sổ hộ khẩu/sổ tạm trú để xuất trình.

Một vài lưu ý:

Thời hạn nộp hồ sơ: 30 ngày tính đến thời điểm người lao động đủ điều kiện và có yêu cầu hưởng BHXH 1 lần nộp hồ sơ (quy định tại điều 109).Thời hạn giải quyết hồ sơ: 10 ngày, tính từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định.

Trong bài viết trên, Career
Builder đã cung cấp cho bạn cách thức tính BHXH 1 lần và phương pháp tính sử dụng công cụ online. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ ở trên có thể giúp mọi người chủ động được trong việc hiểu được BHXH 1 lần của cá nhân, để tránh việc không biết rút BHXH như nào, thời điểm nào cho hợp lý và tránh chịu thiệt thòi, mất đi một số quyền lợi. Ngoài ra, bạn có thể theo dõi thêm nhiều bài viết và thông tin nghề nghiệp bổ ích khác từ trang tìm việc làm Career
Builder nhé!