Đơn vị đo lường xung nhịp của cpu là gì, xung nhịp cpu là gì

-

CPU vốn thường được coi như "bộ não" của một chiếc máy tính. Chính vì vậy, hiệu suất của CPU đóng một vai trò vô cùng quan trọng tác động tới tốc độ xử lí của các chương trình và độ mượt mà trơn tru khi chúng ta làm việc với các phần mềm. Một CPU thường có rất nhiều yếu tố để đánh giá hiệu suất của chúng. Và xung nhịp CPU ( hay còn gọi là tần số xử lí của CPU ) cũng là một trong những thông số quan trọng đó. Nếu bạn chưa biết xung nhịp CPU là gì, hãy cùng Hanoi
Computer tìm hiểu trong bài viết này nhé !

Xung nhịp CPU là gì?

Tốc độ xung nhịp CPU là thông số biểu thị số chu kì xử lý mỗi giây mà CPU có thể thực hiện được. Tốc độ xung nhịp CPU sẽ là một thông số để đánh giá hiệu suất của CPU xem nó xử lý dữ liệu nhanh tới đâu. Đơn giản nhất, những CPU có xung nhịp cao hơn, tần suất cao hơn cho hiệu suất xử lý tốt hơn trong các tác vụ thông thường. Đây cũng là yếu tố giúp chúng ta lựa chọn khi mua CPU( cứ loại nào số to hơn là ngon hơn ).

Bạn đang xem: Đơn vị đo lường xung nhịp của cpu là gì

Ở một bộ máy tính, CPU của bạn xử lí rất nhiều lệnh cùng một lúc từ nhiều các chương trình khác nhau trên máy tính. Và tốc độ xung nhịp CPU đo số chu kì mà CPU của bạn xử lí được trong mỗi giây.

*

Xung nhịp CPU là gì ?

Đơn vị đo lường xung nhịp của CPU là gì?

Thông thường, đơn vị đo xung nhịp của CPU là gigahertz hay viết tắt là GHz. Đơn vị này cho thấy, mỗi giây CPU thực hiệntới hàng tỷxung nhịp để xử lí thông tin.

Xung nhịp CPU có tác dụng gì ?

Nếu so sánh trên các CPU có các yếu tố tương đồng, những CPU nào có xung nhịp cao hơn thường tốt hơn. Cùng lấy một ví dụ nhé, khi bạn gặp một CPU có thông số là 3,4Ghz chẳng hạn. Điều này có nghĩa rằng CPU này có thể thực hiện được 3,4 tỷ chu kì mỗi giây. Bởi vậy hiện nay chúng ta thường có quan niệm rằng CPU nào có xung nhịp cao hơn thì sẽ có tốc độ xử lí nhanh hơn. Tuy nhiên điều này chưa thực sự chính xác.

*

Xung nhịp CPU có tác dụng gì? Đây có phải yếu tố để đánh giá CPU

Thực tế, khi so sánh 2 mẫu CPU thuộc cùng một dòng vi xử lý, bạn hoàn toàn có thể xem xét xung nhịp của chúng. Ví dụ, bạn đang so sánh 2 mẫu Core i5 cùng thuộc thế hệ Haswell, với sự khác biệt duy nhất nằm ở xung nhịp: một mẫu có xung nhịp 3.4GHz; một mẫu có xung nhịp 2.6GHz. Như vậy, mẫu 3.4GHz sẽ nhanh hơn mẫu 2.6GHz tới 30% khi cùng hoạt động tại công suất tối đa.

Ngược lại, bạn không thể so sánh hiệu năng dựa trên tốc độ xung nhịp của Core i5 Haswell và CPU của AMD, CPU ARM trên smartphone/tablet, hoặc thậm chí là cả các thế hệ Core i5 thấp hơn như Ivy Bridge, Sandy Bridge…

Hầu hếtcác
CPU mới nhất hiện nayhoạt động trên một phạm vi tốc độ xung nhịp giới hạn, từ tốc độ xung nhịp "cơ bản" tối thiểu đến tốc độ "turbo" tối đa (cao hơn / nhanh hơn).Khi bộ xử lý gặp phải một nhiệm vụ đòi hỏi, nó có thể tăng tốc độ xung nhịp tạm thời để hoàn thành công việc nhanh hơn.Tuy nhiên, tốc độ xung nhịp cao hơn tạo ra nhiều nhiệt hơn và để giữ cho bản thân không bị quá nóng một cách nguy hiểm, các bộ xử lý sẽ "điều tiết" xuống tần số thấp hơn khi chúng quá nóng.Mộtbộ làm mát CPU tốt hơnsẽ dẫn đến tốc độ bền vững cao hơn.

Khimua PC, tốc độ xung nhịp của nó là một phép đo hiệu suất tốt, nhưng nó không phải làyếu tố duy nhấtquyết định xem PC có đủ nhanh cho bạn không.Các yếu tố khácnhưsố lượng lõi, ổ cứng,RAMvà
SSD (ổ cứng thể rắn).

Bạn có thể đạt tốc độ xung nhịp nhanh hơn thông qua một quá trình gọi là "ép xung".

Cách xem xung nhịp CPU

Ở phần trên, Hà Nội Computer đã giúp bạn hiểu được khái niệm xung nhịp CPU là gì. Nhưng liệu bạn đã biết xung nhịp CPU của mình như thế nào, có mạnh hay không? Nếu chưa biết, hãy tiếp tục làm theo các hướng dẫn dưới đây nhé !

Để kiểm tra xung nhịp CPU, có rất nhiều cách mà bạn có thể thực hiện dễ dàng như sau:

Thao tác rất đơn giản,trên màn hình Desktopbạn thấy biểu tượng máy tính
My Computercho
Win 7trở xuống,Computercho
Win 8hoặc
This PCcho
Win 10. Nhấn chuột phải vào sau đó chọn
Properties. Lúc này bạn sẽ thấy được bảng tổng quan về thông số máy tính như bên dưới. Trong đó Processor chính là mã CPU và xung nhịp CPU của bạn.

*

Cách xem xung nhịp CPU trong Properties

Cách thứ 2 bạn có thể dùng để kiểm tra xung nhịp CPU đó là sử dụng câu lệnh dxdiag trong của sổ Run. Để mở của sổ Run, bạn có thể sử dụng tổ hợp phím tắt Window + R hoặc gõ vào ô tìm kiếm trên thanh Taskbar. Cửa sổ RUN hiện ra bạn gõ tiếp vào “dxdiag” sau đó Enter: (Nếu có hộp thoại hỏi khi mở lần đầu – Bạn chọn
Yesđể tiếp tục). Cửa sổ
Direct
X Diagnostic Toolsẽ mở ra và cung cấp cho bạn các thông tin phần cứng, hệ điều hành của máy tính trong đó mục Processor chính là thông tin và xung nhịp CPU của bạn.

*

Dùng câu lệnh "dxdiag" để kiểm tra xung nhịp CPU Laptop, máy tính bàn

Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng câu lệnh "msinfo32" để kiểm tra thông tin máy tính cũng như thông số xung nhịp CPU của mình. Tương tự như câu lệnh dxdiag ở trên, chúng ra cũng mở cửa sổ Run sau đó gõ "msinfo32" và Enter để cửa sổ thông tin máy tính được mở ra. Tại đây ngoài thông tin về xung nhịp CPU bạn còn có thể xem được rất nhiều thông số như hệ điều hành, tên hệ thống, nhà sản xuất máy tính, bộ vi xử lý, kéo xuống dưới một chút là các thông số của RAM,…

*

Tần số xung nhịp của CPU thể hiện trong System Information của câu lệnh "msinfo32"

Một phần mềm để kiểm tra phần cứng và thông số xung nhịp CPU vô cùng chi tiết và chính xác nữa đó chính là CPU-Z. Đây là một phần mềm vô cùng gọn nhẹ nhưng lại là phần mềm dùng để kiểm tra cấu hình phần cứng vô cùng chi tiết. Bạn có thể dễ dàng cài đặt và sử dụng phần mềm này vô cùng đơn giản và dễ dàng. Ngay sau khi cài đặt, mở phần mềm CPU-Z lên ở mục CPU bạn sẽ có được đầy đủ thông tin về CPU của mình

Kiểm tra, đo xung nhịp CPU sẽ giúp bạn nắm bắt được tình trạng hoạt động của máy tính đang diễn ra như thế nào. Bạn đã biết cách để kiểm tra, đo xung nhịp CPU trên máy tính chưa? Nếu chưa, thủ thuật build PC sẽ là bài viết hướng dẫn bạn cách thực hiện việc đó một cách dễ dàng và nhanh chóng.


Xung nhịp CPU là gì?

Xung nhịp CPU là một thông số cho biết số chu kỳ xử lý mà CPU có thể thực hiện được trong mỗi giây. Xung nhịp CPU sẽ là một thông số quan trọng giúp đánh giá hiệu suất hoạt động của CPU và tốc độ xử lý dữ liệu của nó nhanh tới đâu.

*

Thông thường, những CPU có xung nhịp cao, tần suất cao sẽ mang đến hiệu suất xử lý tốt hơn trong các tác vụ. Đây là một trong những yếu tố góp phần giúp người dùng lựa chọn loại CPU để mua, loại nào có xung nhịp CPU cao hơn sẽ ngon hơn.

Xem thêm: “Lật Tẩy” 5 Cách Làm Bắp Đui Thon Đùi Nhanh Cho Chân Gọn Đẹp

Đơn vị đo lường xung nhịp CPU trên máy tính là gì?

Đơn vị đo xung nhịp bộ vi xử lý CPU trên máy tính đó là gigahertz hay còn được viết tắt là GHz. Từ đơn vị này, người dùng có thể thấy rằng, với mỗi giây, CPU thực hiện đến hàng tỷ xung nhịp để có thể xử lý các thông tin, tác vụ trên máy.

Vì sao tốc độ xung nhịp CPU tác động đến việc chơi game?

Như đã được đề cập bên trên, tốc độ xung nhịp CPU sẽ cho thấy hiệu năng xử lý của CPU đó. Dù nhiều tác vụ, thao tác như chỉnh sửa hình ảnh, video hay phát video trực tuyến đều dựa vào hiệu năng đa lõi, nhưng nhiều game nổi bật với đồ họa cao trên thị trường ngày nay vẫn đạt điểm chuẩn tốt trên CPU với tốc độ xung nhịp cao.

Có thể nói, đồ họa của các game hot, phổ biến nhất nhì hiện nay được cải tiến và phát triển rất đỉnh, nên đòi hỏi về hiệu suất của máy phải cao mới có thể đáp ứng được. Các tính năng bổ sung hoặc trải nghiệm thực tế trên game đều yêu cầu một bộ xử lý tốt, tối ưu nhất để có thể giúp người dùng chơi game mượt mà hơn. Các game hiện nay đều sử dụng từ 1 đến 4 lõi, tuy nhiên, vẫn có game đòi hỏi phải có nhiều lõi xử lý đồng đều hơn để mang đến những trải nghiệm tối ưu nhất cho người dùng.

*

Vì vậy, tốc độ xung nhịp từ 3.5 GHz đến 4.0 GHz thường được đánh giá là tốc độ xung nhịp tốt nhất, phù hợp nhất để chơi game. Nhưng quan trọng hơn hết là con chip đó phải sở hữu hiệu năng đơn luồng tốt. Điều này có nghĩa là CPU mà bạn đang dùng phải hoàn thành tốt công việc hiểu và thực hiện các tác vụ đơn lẻ.

Cách đo xung nhịp CPU trên máy tính

Để đo, kiểm tra linh kiện xung nhịp CPU trên máy tính, bạn có thể tham khảo và thực hiện theo các cách hướng dẫn dưới đây.

Kiểm tra thuộc tính hệ thống của máy

Với cách này, bạn thực hiện như sau: Trên màn hình máy tính, laptop, bạn ấn chuột phải vào This PC → Chọn mục Properties, ngay sau đó máy sẽ hiển thị tốc độ CPU của bạn tại đó.

*

Cài đặt

Đây là một trong những cách dễ dàng nhất để đo, kiểm tra tốc độ xung nhịp CPU trên máy tính của bạn. Bằng cách bấm vào Start → Cài đặt → System. Sau đó, bạn kéo xuống, tìm và chọn mục About.

*

Dùng lệnh “Msinfo32”

Để dùng lệnh này, bạn nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở cửa sổ Run → Sao chép và dán hoặc gõ trực tiếp lệnh “Msinfo32” vào đó → Nhấn OK hoặc bấm nút Enter, thông số tốc độ xung nhịp CPU trên máy tính của bạn cũng như số lượng lõi CPU được cài đặt trong hệ thống máy tính sẽ được hiển thị tại đó.

*

Với cách này, bạn cũng có thể trực tiếp nhấn nút Windows để mở Start → Nhập lệnh Msinfo32 vào ô tìm kiếm → Click vào biểu tượng kết quả được hiển thị.

Dùng lệnh “Dxdiag”

Tương tự cách 3, bạn nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở cửa sổ Run → Sao chép và dán hoặc gõ trực tiếp lệnh “Dxdiag” → Nhấn OK hoặc bấm nút Enter để vào giao diện của công cụ Direct
X Diagnostic Tool và kiểm tra xung nhịp CPU của máy tính bạn tại đó.

*

Hoặc, bạn có thể nhấn phím Windows để mở Start lên → Gõ vào mục tìm kiếm lệnh Dxdiag và click vào kết quả được hiển thị để mở Direct
X Diagnostic Tool.

Trên đây là hướng dẫn kiểm tra, đo xung nhịp CPU trên máy tính của bạn. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn một nguồn tham khảo thật hữu ích. Chúc bạn áp dụng thành công hướng dẫn trên trong việc kiểm tra tình trạng CPU máy tính của bạn nhé.