Hướng Dẫn Cách Viết Một Bài Báo Hay, 9 Cách Viết Phần Mở Đầu Bài Báo Hấp Dẫn
Hội Liên Hiệp Phụ Nữ TP. Hồ Chí Minh
Cổng Thông Tin Điện Tử Chính Phủ Nước CHXHCN Việt Nam
Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam
Báo Phụ Nữ Việt Nam




![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |

1. Khái niệm chung về báo chí
– Báo chí là loại hình hoạt động thông tin chính trị – xã hội, ra đời do nhu cầu thông tin giao tiếp, giải trí và nhận thức của con người.
Bạn đang xem: Cách viết một bài báo hay
3. Đặc trưng cơ bản của thông tin báo chí
– Tính xác thực, tiêu biểu
– Tính thời sự
– Tính định hướng trực tiếp.
* Đặc trưng của báo điện tử:
– Trang thông tin điện tử (website) mang đặc trưng của báo mạng điện tử. Đây là loại hình báo chí sử dụng mạng thông tin toàn cầu (Internet) là phương tiện chuyển tải thông tin. Ưu thế: chữ viết và hình ảnh (của báo in), âm thanh (của phát thanh) và hình ảnh sống động (của truyền hình).
– So với các loại hình báo chí khác, báo điện tử (Trang thông tin điện tử) có rất nhiều ưu thế: tốc độ lan truyền ngay tức thì, phạm vi tác động không giới hạn, sự hấp dẫn do tính tương tác cao…
4 . Đối tượng phản ánh của tác phẩm báo chí
– Là những sự việc, sự kiện, tình huống, hoàn cảnh mới nảy sinh, mới xuất hiện, tiêu biểu cho sự vận động phát triển không ngừng của cuộc sống.
– Những Chỉ thị, Nghị quyết có liên quan đến ngành, lĩnh vực
– Những chính sách mới (hoặc được bổ sung, điều chỉnh…)
– Những chủ trương, biện pháp, điều chỉnh mới của ngành
– Những nhiệm vụ mới
– Những thành tích mới, cố gắng mới
– Những sự kiện, tình huống, vấn đề, tình hình… mới xuất hiện, mới nảy sinh (đang cần được thông tin, phản ánh, giải thích, đánh giá, bàn luận để rút kinh nghiệm…)
– Những tập thể, cá nhân tiêu biểu cho cả hai mặt: tích cực, tiêu cực
5. Bạn đọc của báo chí
– Mọi thành phần cư dân trong xã hội. Do vị trí xã hội, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, sở thích, hiểu biết, mỗi người có sự quan tâm và nhu cầu thông tin với các mức độ khác nhau
– Người viết bài cho trang tin phải luôn hiểu rõ ai là người sẽ “tiêu thụ” bài viết của mình, từ đó nắm bắt nhu cầu và những vấn đề bạn đọc của mình quan tâm để cung cấp thông tin, đáp ứng nhu cầu thông tin của bạn đọc.
– Những bạn đọc cần thông tin về lĩnh vực chung và các lĩnh vực đặc thù như: công tác Hội phụ nữ, công tác Đoàn, công tác Mặt trận…
– Xác định rõ đối tượng, loại hình, phương tiện chuyển tải để khoanh vùng phạm vi thông tin và sử dụng đặc trưng của từng thể loại báo chí trong việc phản ánh vấn đề, sự kiện.
II. Cách viết tin, bài
1. Tác phẩm báo chí
1.1. Công thức thông tin: 6W và 1H
Hay tác phẩm báo chí phải trả lời các câu hỏi sau:
– What (cái gì/chuyện gì): Sự kiện quan trọng hay đáng lưu ý gì đã xảy ra ?
– Where (ở đâu): Sự kiện, hiện tượng đó xảy ra ở đâu ?
– When (khi nào): Sự kiện xảy ra vào lúc nào ?
– Who (ai): Ai liên quan ?
– With (cùng với những ai): Có thêm những ai tham gia vào sự kiện ?
– Why (tại sao): Tại sao chuyện đó xảy ?
– How (như thế nào): Chuyện xảy ra như thế nào?
1.2. Chi tiết quan trọng trong tác phẩm báo chí
– Phải chỉ ra khía cạnh căn bản nhất của sự vật, hiện tượng.
– Phải ở vị trí có tính chất then chốt trong toàn bộ những chi tiết, dữ kiện của sự vật, hiện tượng đó
1.3. Đầu đề (tít) trong tác phẩm báo chí
– Đầu đề là sự biểu đạt cô đọng nội dung, thể hiện bản chất, tư tưởng chính trị của tác phẩm
– Việc đặt đầu đề có tính quyết định số phận của bài báo. Bài báo dù rất hay, nhưng đầu đề dở thì có thể làm mất đi ít nhất một nửa độc giả.
– Có ba cách đặt đầu đề cho tác phẩm báo chí:
– Rút ra chi tiết, số liệu quan trọng, hấp dẫn nhất
– Rút ra vấn đề, ý nghĩa quan trọng nhất, chủ yếu nhất
– Phối hợp cả hai cách nêu trên
2. Tin
2.2. Khái niệm: Tin là thể loại báo chí cơ bản, ngắn gọn nhất, kịp thời nhất, phản ánh những sự kiện mới xảy ra, đang xảy ra, sắp xảy ra, có tầm quan trọng đối với xã hội.
2.3. Phân loại tin
– Tin vắn
– Tin ngắn
– Tin sâu
– Tin tường thuật
– Tin công báo…
2.4. Đặc điểm của tin
– Đối tượng phản ánh của tin là sự kiện, sự việc: mới xảy ra, đang xảy ra, sắp xảy ra hoặc mới phát hiện được…
– Thông tin, thông báo kịp thời nhất
– Hình thức đơn giản, ngắn gọn nhất (100 đến 200 chữ)
– Số liệu cụ thể, trực tiếp
– Ngôn ngữ thể hiện tính chất thông báo
2.5. Kỹ năng làm tin
– Lựa chọn sự kiện: xác thực, mới xảy ra, tiêu biểu
– Lựa chọn dạng và mô hình
– Đặt đầu đề cho tin
– Câu mở đầu của tin: chứa đựng được thông điệp cốt lõi, chủ yếu nhất
– Thân tin phải nêu lên được các chi tiết, số liệu bổ sung nhằm làm sáng tỏ những điều đã được nêu ở phần mào đầu.
2.6. Ảnh
– Hình ảnh: có nội dung, chủ đề, ý nghĩa rõ ràng, có giá trị thông tin thời sự
+ Phản ánh được khía cạnh tiêu biểu của sự kiện
– Chú thích: có nhiệm vụ giải thích cho tấm ảnh và bổ sung những thông tin phụ.
– Phải đáp ứng yêu cầu về bố cục, ánh sáng, góc độ…
3. Bài phản ánh
3. 1. Khái niệm
– Là những dạng bài thông tin, phản ánh, đáp ứng các tiêu chí cơ bản của một tác phẩm báo chí, thường được dùng để thông tin, phản ánh về những vấn đề, sự kiện, nhân vật, hoàn cảnh, tình huống… ở cấp độ trung bình, vừa phải.
3.2. Đặc điểm của bài
– Phải đảm bảo yêu cầu về tính thời sự, tính xác thực và tính định hướng trực tiếp của những thông tin
– Dao động trong khoảng từ vài ba trăm đến khoảng bảy, tám trăm chữ.
Xem thêm: Cách Khôi Phục Thư Gmail Bị Xóa Vĩnh Viễn Trong Gmail, Xóa Hoặc Khôi Phục Thư Gmail Đã Bị Xóa
– Phong cách ngôn ngữ khác nhau: sự chính xác, trực tiếp, cụ thể; tính chất nghiêm túc, chặt chẽ; sự mềm mại giàu cảm xúc …
3.3. Các dạng bài phản ánh
– Bài phản ánh về sự kiện, sự việc
– Bài phản ánh về quang cảnh, hiện trạng
– Bài phản ánh về tình huống, vấn đề
– Bài phản ánh về người thật việc thật
– Bài phản ánh về suy nghĩ, cảm xúc
3.4. Các kết cấu thường gặp
– Kết cấu kim tự tháp ngược: Sắp xếp thông tin theo thứ tự quan trọng giảm dần. Thông tin quan trọng nhất, cần thiết nhất phải được đề cập ngay ở câu đầu, đoạn đầu. Những câu sau, đoạn sau phát triển các thông tin bổ sung.
– Kết cấu thời gian: Sắp xếp bài viết theo trật tự thời gian kiểu như tường thuật sự kiện, song chúng ta có thể sắp xếp trộn lẫn hai cách giữa trình tự thời gian với đảo ngược trình tự: bắt đầu bằng một dự án quan trọng trong tương lai, hiện tại hoặc quá khứ vừa diễn ra, sau đó quay trở lại kết cấu thời gian
– Kết cấu tổng hợp: Kết cấu này tương tự kết cấu một bài phát biểu về lịch sử. Bắt đầu bằng sự việc hoặc tình trạng, sau đó nói đến nguyên nhân hoặc kết quả. Kết cấu này đơn giản và logic, cho phép đề cập kỹ một vấn đề mà không làm độc giả chán.
– Kết cấu dạng chứng minh: Đề cập đến thông tin chính, sau đó chứng minh bằng một loạt lý lẽ dựa trên các sự việc.
5 . Bài người tốt việc tốt
5.1. Khái niệm
– Người tốt là con người bình thường có thật trong đời sống xã hội, có nhận thức, hoạt động tiên tiến nổi bật trong khuôn khổ đạo lý xã hội, được xã hội thừa nhận mà mọi người xung quanh chưa làm được.
– Việc tốt là việc làm của một hoặc nhiều người có quá trình hoặc đột khởi mang lại cho bản thân họ và xã hội những kết quả về vật chất và tinh thần tốt đẹp.
5.2. Phương pháp viết bài Người tốt việc tốt
* Xây dựng kết cấu bài:
+ Ai ? Tuổi ? địa chỉ ?
+ Câu chuyện xảy ra như thế nào?
+ Hoàn cảnh ra sao?
+ Cách giải quyết hay của nhân vật.
+ Kết quả hoặc ý nghĩa mang lại lợi ích cho xã hội.
* Thu thập công việc tốt của nhân vật, phỏng vấn nhân vật về kinh nghiệm thực hiện công việc tốt. Sau khi có đầy đủ tư liệu, tiến hành viết bài.
* Kết cấu:
+ Tiêu đề: nêu bật ý tưởng, hành động tiên tiến của nhân vật một cách khái quát, có thể khái quát bằng lời bình của quần chúng, hoặc dùng từ hình ảnh hay phương pháp chơi chữ…gây sự chú ý của độc giả về chân dung con người mà chúng ta sắp đặc tả.
+ Mở đầu: là phần rất quan trọng nhằm thu hút người đọc; có thể nêu ý nghĩa việc tốt của nhân vật; có thể đưa mâu thuẫn giữa khả năng của nhân vật với khó khăn khách quan để tăng ý nghĩa của việc tốt; hoặc nêu thành tích của nhân vật; hoặc nêu dư luận của xã hội đánh giá về ý nghĩa, hành động tốt của nhân vật; hoặc nêu lên những đặc tả riêng biệt trong lai lịch của nhân vật.
+ Nội dung: đây là phần quan trọng chứa đựng nội dung trọng tâm của bài, gồm những diễn biến chính: suy nghĩ hành động của nhân vật, có thể sắp xếp thứ tự thời gian hoặc xen kẽ suy nghĩ và hành động của nhân vật.
Lưu ý: cần nêu những chi tiết then chốt biểu lộ cái tốt, cái hơn người của nhân vật để người đọc hiểu biết và khâm phục hoặc có thể áp dụng làm theo…
+ Kết thúc: cô đọng thêm chủ đề, có thể khái quát ý nghĩa của việc tốt, có thể bình luận tác dụng của việc tốt gợi cho người đọc suy nghĩ và xác định hành vi, thái độ bản thân mình; có thể nêu uy tín của nhân vật đối với quần chúng; có thể nêu những phần thưởng của nhà nước và nhân dân dành cho người tốt, việc tốt…
III. Lưu ý viết cho các báo điện tử và các trang thông tin điện tử
– Thực hiện nguyên tắc: đề cập, nói thẳng vào sự kiện, vấn đề chính
– Dùng các đoạn ngắn (mỗi đoạn một ý)
– Dùng câu chủ động, không lạm dụng tính từ
Với những bài dài, nên có những tiểu đề mục chứa đựng thông tin (Cách này vừa tạo ra những điểm nghỉ cho mắt, vừa lôi kéo độc giả đọc tiếp)
– Có thể dùng font chữ đậm để nhấn mạnh những điểm quan trọng nhưng không nên lạm dụng
– Nên có ảnh hoặc hình minh họa, dù nhỏ (Ảnh ở đây không chỉ có ý nghĩa trang trí mà còn có sức thu hút, minh chứng rõ nhất cho độc giả về bài viết)
Chỉ những ai đam mê nghiệp báo, đã và đang gắn bó với công việc này thì mới yêu cái sự viết lách và cảm thấy ý nghĩa vô cùng khi được làm nghề báo. Tuy nhiên, để viết được một bài báo hay thì không phải ai cũng làm được.
Hãy coi một bài báo mà mình viết là những đứa con tinh thần để chăm chút, nâng niu
Trên đời này, không gì thiêng liêng và ý nghĩa khi được làm cha mẹ và chăm sóc cho các con yêu của mình. Chỉ có những người dứt ruột đẻ ra con cái thì mới hết lòng yêu thương, chăm bẵm và hi sinh vì nó được.
Viết báo chính là như thế, khi bạn coi mỗi bài báo mà mình viết là những đứa con tinh thần do chính mình dứt ruột bồi đắp hàng ngày, bạn sẽ cảm thấy mình có một trách nhiệm lớn lao và tình yêu vô bờ bến với nó. Viết báo cũng là cả 1 nghệ thuật – Nguồn Internet
Viết báo đối với những người thật sự yêu cái nghiệp làm báo, mỗi bài viết là cả chuỗi tháng ngày trăn trở, lo âu để viết được nên từng câu chữ thật hay, đi vào lòng người, đem đến cho độc giả những thông tin chuẩn xác, mang tính thời sự và nhân văn.
Người viết báo chân chính không coi công việc của mình là một công cụ để kiếm tiền, làm giàu cho bản thân; người làm báo chân chính là những người yêu công việc viết báo như yêu chính các con của mình.
Chỉ khi nào bạn thật sự đam mê và yêu quý một thứ gì đến quên cả bản thân mình và hi sinh vì nó, bạn mới thấy công việc đó ý nghĩa thế nào và hiệu quả công việc chính là từ tình yêu và sự bồi đắp của bạn hàng ngày.
Chính bởi vậy, nếu không yêu báo- yêu cái nghiệp làm báo thì không nên chọn cái ngành nghề cầm cân nảy mực này đâu.
Viết báo đòi hỏi tính chuẩn xác, không gian dối với nghề
Đây là một điều kiện bắt buộc của những người làm nghề báo chân chính, vai trò của họ là người đại diện cho công lý và pháp luật viết lên những vấn đề của xã hội để phục vụ đời sống tinh thần của dân chúng, nếu bạn viết sai lệch thì làm sao độc giả có thể hiểu được vấn đề và nhìn nhận đúng cách, đúng hướng.
Thương lắm có những đợt bão lũ miền Trung vô cùng nguy hiểm và gây ra nhiều tổn thất lớn, thử hỏi nếu như không có những người làm báo sẵn sàng lăn xả đến những nơi nguy hiểm để ghi lại những tin tức quý giá nhất về đợt lũ quét tàn khốc đã tàn phá cuộc sống của dân chúng thế nào, sự khó khăn của những người dân nghèo ra sao? Nếu không nhờ những tin tức quý giá đó, có lẽ chúng ta sẽ không thể biết để mà cùng chung tay quyên góp, giúp đỡ đồng bào miền Trung vượt qua được khó khăn.

Mỗi một tích tắc, một giây, một giờ trên trái đất này xảy ra biết bao nhiêu câu chuyện, vui có- buồn có thậm chí đau đớn, nước mắt đều có cả. Nhiệm vụ của những người làm báo là ghi lại những khoảnh khắc ấy thông qua ngòi bút của mình để truyền đến độc giả, đó là lý do vì sao chúng ta ở vùng miền này lại có thể biết được ở vùng miền khác xảy ra sự việc gì, thiết nghĩ nếu không có những người làm báo có lẽ xã hội này sẽ khó có thể phát triển toàn diện được.
Người viết báo phải biết xung phong, không quản khó khăn đến những nơi gian khổ
Ai bảo người làm báo là sướng, chỉ cần ngồi điều hòa rồi bịa chuyện. Xin đừng đánh đồng những người viết báo ai cũng giống nhau, có người viết mảng này- mảng nọ nhưng chung quy lại đều chung một mục đích đó là phục vụ cuộc sống của người dân.
Với những người viết báo mang tính thời sự thì công việc đòi hỏi luôn phải di chuyển xã nhà đến những nơi để thu thập tin tức xảy ra, có những vấn đề nguy hiểm như ma túy, mại dâm…người viết báo phải rất dũng cảm để trà trộn, thâm nhập vào hang ổ của bọn chúng để tìm tư liệu viết bài.

Xin thưa, họ không phải là công an giỏi võ nghệ tự phòng thân được, công việc của họ cũng chỉ cần đưa thông tin đến độc giả thì thích viết thế nào mà chẳng được phải không? Xin thưa là không, vì những người viết báo tâm huyết với nghề thật sự rất dũng cảm, họ yêu nghề đến nỗi sẵn sàng xả thân vào những chỗ nguy hiểm để tìm kiếm thông tin, mặc dù biết nếu như bị bại lộ sẽ gặp nguy hiểm đến thế nào.
Ai cũng muốn chọn việc nhẹ nhàng thì gian khổ sẽ dành phần ai? Với những người viết báo yêu nghề như vậy, chính những đức tính đó đã khiến họ viết được những bài báo rất có ích với độc giả, đưa ra được những vấn đề nhức nhối trong xã hội và giúp mọi người cảnh tỉnh, phòng tránh cũng như đưa ra các giải pháp để bài trừ, phòng ngừa…vì một xã hội phát triển, văn mình và công bằng hơn.
Người viết báo ý thức được vai trò của mình đối với độc giả nói riêng và dân chúng nói chung
Vũ khí lớn nhất của người làm báo chính là vũ khí viết lách, họ nhận biết được sứ mệnh của mình trong lòng người dân để ý thức bản thân nên làm gì, phải viết gì, viết những gì cho đúng- cho chính xác và mang lại lợi ích cho người dân.

Mội người viết báo không thể ỷ lại bản thân mình là người cầm cân nảy mực mà thích viết gì thì viết, thậm chí có những người làm báo vì lợi ích của bản thân mình dù biết thông tin ấy có thể làm đảo lộn cuộc sống và rất ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người nhưng vẫn bất chấp để đưa tin.
Như vậy, là người làm báo đó không có tâm. Nhà báo nói riêng và những người làm báo nói chung, họ đặt cái tâm và giá trị đạo đức lên đầu, để viết những gì nên viết, cái nào thật sự có ích cho đời sống thì nên đưa vào, cái nào không thì nên xem xét. Đừng dùng dăm ba cái trò câu like vớ vẩn, viết sai sự thật, hư cấu nó lên để câu view người đọc, chỉ cần như vậy vài lần, bạn đã đang và sẽ tự hủy hoại hình ảnh của mình trong lòng dân chúng.
Nhất là giới nghệ sỹ vốn có nhiều ồn ào, phức tạp và rất dễ để khai thác những thông tin để câu view với người hâm mộ. Nắm được điểm yếu đó của các nghệ sỹ, nhiều nhà báo- phóng viên thậm chí còn theo dõi cả tháng trời chỉ trực chộp giật được một tít thật nóng sốt để câu view, mà không quan tâm liệu khi mình đăng những tin tức ấy lên rất có thể sẽ phá hoại gia đình thậm chí hủy hoại sự nghiệp của một con người. Nghề báo là một nghề cao quý – Nguồn Internet
Nghệ sỹ cũng là con người, họ cũng có những cảm xúc hỉ-nộ-ái-ố và những hành động cá nhân rất giống bao người bình thường khác. Xin đừng bắt ép họ phải sống như một con rô bốt để chiều lòng dư luận, xin hãy tôn trọng quyền riêng tư của họ để họ có thể làm một người nghệ sỹ thực thụ và làm một con người có quyền công dân bình đẳng ở trong xã hội này.
Nghề báo là một nghề cao quý, người viết báo là những người tài hoa và có đạo đức, đem tinh hoa của mình thông qua ngòi bút của mình để phác họa lại cuộc sống thường nhật xảy ra những gì. Người ta tôn trọng những người cầm cân nảy mực vì họ đại diện cho công lý, lẽ phải và sự công bằng cho xã hội.
Xin chúc cho những người viết báo nói riêng và những người đang miệt mài theo đuổi công việc làm báo nói chung sức khỏe, đam mê và niềm tin vững vàng để cho ra đời nhiều sản phẩm về báo có ích và hay hơn nữa.