Cách Làm Phim Hoạt Hình 3D Cơ Bản Cho Người Mới Bắt Đầu, Phim Hoạt Hình 3D Được Tạo Ra Như Thế Nào

-

Phim hoạt hình 3D là một thể loại luôn thu hút người xem từ trẻ em đến người lớn. Thậm chí có những bộ phim đã thu hút hàng triệu lượt xem và vượt mặt những bộ phim bom tấn khác. Tuy nhiên, bạn có bao giờ bạn thắc mắc những nhân vật sống động trên các video 3D đó được tạo nên như thế nào hay chưa?

Hãy cùng Sconnect Academy khám phá cách làm phim hoạt hình 3D tiêu chuẩn nhé!

Phim hoạt hình 3D là gì?

Phim hoạt hình 3D là loại phim hoạt hình được tạo ra bằng cách sử dụng công nghệ 3D để tạo ra các hình ảnh được hiển thị trên màn hình với sự đa dạng về chiều sâu, độ phân giải và chuyển động. Hay nói cách khác, người xem có thể nhìn thấy các nhân vật 3D từ nhiều góc độ khác nhau giống như một người thật.

Bạn đang xem: Cách làm phim hoạt hình 3d

Các phim hoạt hình 3D được tạo ra bằng cách sử dụng các phần mềm đồ họa máy tính để tạo ra các hình ảnh hoạt hình với độ chính xác và chi tiết cao hơn. Kỹ thuật này cho phép các nhà làm phim tạo ra các cảnh đẹp, phức tạp và thậm chí là chuyển động tự nhiên hơn so với các phim hoạt hình 2D truyền thống.

Các bộ phim hoạt hình 3D đầu tiên được phát hành vào những năm 1990 và từ đó đến nay, chúng đã trở thành một thể loại phổ biến trong ngành công nghiệp điện ảnh. Có thể kể đến những bộ phim nổi tiếng như: Minions, Frozen, Inside Out, Coco, How To Train Your Dragon,…

*
*
*
*
*
*
*
*
Post-production (Hậu kỳ) – Bước cuối trong cách làm phim hoạt hình 3D 

Kết luận

Bài viết trên của Sconnect Academy đã chia sẻ với bạn cách làm phim hoạt hình 3D. Hy vọng rằng, bài viết thực sự hữu ích với bạn. Nếu bạn muốn hiểu sâu hơn quy trình sản xuất phim hoạt 3D và muốn trở thành một nhà làm phim chuyên nghiệp, khoá học do Sconnect Academy cung cấp sẽ giúp bạn có kiến thức từ nền tảng đến chuyên sâu để có thể tự mình làm ra những bộ phim hoạt hình 3D ấn tượng nhất nhé!

*

Đằng sau một bộ phim hoạt hình 3D phát hành ra thị trường thuyết phục khán giả đến rạp là đội ngũ hùng hậu với nhiều chuyên môn khác nhau, quá trình làm phim hoạt hình 3D có khi kéo dài đến vài năm với chi phí đầu tư hàng triệu đô la là chuyện rất bình thường.

Dù làm phim hoạt hình 3D tầm cỡ Hollywood dài đến hơn 90 phút hay làm phim hoạt hình 3D chỉ 30 giây để quảng cáo thương hiệu, bán hàng thì đều trải quá trình tương tự.

Vậy từ lúc có ý tưởng đến khi cho ra lò một phim hoạt hình 3D thì trải qua những bước nào ? Chia sẻ sau đây từ Dream
Works Studio với những phim hoạt hình 3D thành công như Kung
Fu Panda, Bí kíp luyện rồng… sẽ cho mang đến cho bạn những bước cụ thể và thực tế nhất. Ngoài ra bài viết còn sử dụng thêm tư liệu minh họa từ những studio hàng đầu thế giới Disney, Pixar …

1.Script – Kịch bản

Câu chuyện là yếu tố quan trọng xuyên suốt bộ phim, kịch bản là câu chuyện ở dạng kế hoạch được viết ra với định hướng cho tất cả mọi người tham gia sản xuất.

*
kịch bản phim

Một kịch bản cần chi tiết và trên hết phải dễ hiểu để các nhóm sản xuất có thể hình dung tổng thể câu chuyện và thu thập thông tin cần thiết để thực hiện phần việc của họ một cách nhanh chóng và chính xác. Chuyển những suy nghĩ ra giấy là nhiệm vụ khó nhất trong quá trình này.

2. Storyboard – Bảng phân cảnh

Kịch bản chỉ là lời nói, bảng phân cảnh là những hình ảnh trình bày trực quan đầu tiên từ kịch bản, nó trông giống như một cuốn truyện tranh

*
Storyboard

Trong nhiều thập kỷ, các nghệ sĩ đã vẽ bảng phân cảnh trên giấy, nhưng ngày nay phần mềm không chỉ cho phép các bản vẽ tĩnh mà còn cả hoạt cảnh ( Animatic)

3. Animatic

Animatic là cách ghép các bảng phân cảnh lại với nhau theo trình tự tạo thành video chuyển động nhanh chóng và đơn giản nhất cùng với âm thanh, mang lại tầm nhìn sống động rõ ràng hơn khi lên 3D

Mặt khác animatic còn trình bày chính xác về độ dài của mỗi cảnh phim bằng cách tham chiếu thời gian của bảng phân cảnh. Càng dành thời gian cho animatic ở giai đoạn đầu sẽ càng giảm rủi ro ở giai đoạn sau.

4. Art design – Thiết kế

Kịch bản sẽ có mô tả về các nhân vật và bối cảnh liên quan cần được thiết kế, nhưng việc biến chúng thành các yếu tố hình ảnh trong thế giới thực là tùy thuộc vào các nhà thiết kế, cùng với đạo diễn.

*
thiết kế trang phục nhân vật
*
thiết kế bối cảnh, màu sắc và ánh sáng chủ đạo
*
thiết kế bối cảnh, màu sắc và ánh sáng chủ đạo

Thiết kế nhân vật, trang phục ,môi trường, mood, và ý tưởng thiết kế phải được truyền tải đầy đủ giai đoạn này.

Xem thêm: Cách Lấy Lại Mật Khẩu Zalo Khi Mất Số Điện Thoại, Cách Lấy Lại Tài Khoản Zalo Khi Mất Sim

5. Modeling – Dựng hình 3D

Sử dụng phần mềm 3D để lên nhân vật 3D và bối cảnh liên quan ở mức độ cơ bản với độ chi tiết thấp và màu đơn sắc sau đó nâng dần mức độ chi tiết

*
nhân vật 3D với màu đơn sắc
*
Bối cảnh 3D

Trên thực tế, các nhân vật 3D phải được tối ưu hóa cho một loạt các biến dạng do chuyển động, do đó các 3d Model phải được tối ưu nếu không chúng sẽ trông kỳ quặc.

6. Rigging – Gắn xương nhân vật, bộ điều khiển

Rigging là một kỹ thuật để xác định phạm vi hành động và cử chỉ của nhân vật 3D, cấu trúc xương, bộ điều khiển (controller) được đưa vào để người làm hoạt hình có thể di chuyển các phần khác nhau của nhân vật một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất

7. Sufacing, Texture, Material

Các nghệ sĩ tạo và áp dụng màu sắc, các chi tiết bề mặt cho nhân vật. Họ lên kế hoạch cho những thay đổi cần thiết sau này, chẳng hạn như màu sắc, bụi, thời tiết hoặc hư hỏng như cháy hoặc gỉ.

*
3d texture
*
3d texture

3D Texturing về cơ bản là một hình ảnh 2D bao bọc xung quanh một vật thể 3D và xác định ánh sáng sẽ ảnh hưởng đến nó như thế nào.

8. 3D layout & Final Layout

Nói một cách đơn giản 3D layout là phiên bản 3D của 2D animatic trước đó. Các nghệ sĩ thường làm theo những gì được chỉ ra trong bảng phân cảnh, nhưng đôi khi họ cũng thoát khỏi nó hoàn toàn và đưa ra nhịp điệu và ý tưởng của riêng họ

3D layout thoạt đầu có vẻ rất cơ bản nhưng trở nên rất hữu ích trong suốt phần còn lại của quy trình. Một điểm đáng nói nữa là hoạt hình 2D thường có thể sai lệch về tỷ lệ nhân vật, góc nhìn hoặc khoảng cách. Nhưng các thuộc tính này trong 3D layout sẽ được khắc phục. Đó là lý do tại sao 3D layout là một thành phần quan trọng trong làm phim hoạt hình 3D.

Sau 3D layout là khâu hoàn thiện cuối cùng (final layout) lúc này chuyển động được trau chuốt chi tiết mượt mà hơn

9. Animation

Animation thường là phần quan trọng và tốn thời gian nhất để làm phim hoạt hình 3D, các họa sĩ phải thổi sức sống vào nhân vật thông qua chuyển động ( đi, chạy, nhảy, đánh nhau, leo trèo, nhào lộn…) cảm xúc ( vui, buồn, tức giận..) và tương tác với nhân vật khác

Công việc của một animator phải thực hiện được kịch bản & tầm nhìn của đạo diễn, họ có kiến thức kinh nghiệm về giải phẫu, cân nặng, chuyển động để tạo thú vị cho phim.

10. Crow – Đám đông

Crowds Artists cộng tác với Animators, áp dụng các kỹ năng sáng tạo và kỹ thuật để tạo ra đám đông, một số lượng lớn các nhân vật, động vật và phương tiện mang đến những màn trình diễn hấp dẫn.

11. Character FX

Hệ thống máy tính mô phỏng vật lý tiên tiến giúp tái hiện, kiểm soát chuyển động của vải ,tóc, lông thú, cơ bắp khi chúng phản ứng với nhân vật di chuyển, cho phép các nhóm sáng tạo khác kiểm soát màn trình diễn của nhân vật với mức độ chi tiết mang cao tính nghệ thuật

*
*

12. Effects Animation

Các nghệ sĩ chuyên làm hiệu ứng (Effects Animators) được ví như những phù thủy phép thuật khi luôn tạo ra những hiệu ứng đặc biệt thú vị cho phim từ những vụ nổ long trời lở đất, sóng thần kinh thiên động địa, động đất kinh hoàng, lốc xoáy, bão táp, hiệu ứng ma quái …cho đến những yếu tố như lửa, nước, gió và đất đều có thể tự mình trở thành những nhân vật thú vị

13. Matte painting

Matte painting giúp nâng cao khả năng kể chuyện bằng cách tạo nền, phong cảnh và môi trường kỹ thuật số phức tạp sử dụng một loạt các công cụ kỹ thuật số liên quan từ các chương trình vẽ và render.

14. Lighting

Ánh sáng giúp thu hút ánh nhìn của khán giả và nâng cao câu chuyện, nhấn mạnh sự thay đổi của giai điệu, tâm trạng, bầu không khí …

*
một cảnh trong Frozen 2 – nữ hoàng băng giá
*
một cảnh trong hành trình của Moana

Nghệ sĩ đảm nhận phần ánh sáng là người am hiểu về màu sắc, độ tương phản và thiết kế ánh sáng để tập hợp các yếu tố của cảnh phim thành một tổng hợp hoàn chỉnh sao cho phù hợp với tầm nhìn của đạo diễn, người phụ trách thiết kế sản xuất, đạo diễn hình ảnh (DOP) và giám sát ánh sáng (Lighting Supervisors)

15. Stereo

Stereo (Stereoscopic) là một kỹ thuật để tạo ra 2 hình ảnh bù đắp riêng biệt cho mắt trái và mắt phải của người xem. Những hình ảnh hai chiều này sau đó được kết hợp trong não để tạo ra cảm nhận về chiều sâu 3D

Mục tiêu của nhóm Stereo là nâng cao trải nghiệm sống động, lôi cuốn hơn nữa. Họ bắt đầu bằng cách đặt các stereo camera ngay từ đầu quá trình sản xuất, thiết lập các thông số về khoảng cách (depth) và hiệu ứng môi trường (volume) để thu hút khán giả nhưng vẫn tạo sự thoải mái khi xem

*
Stereo giúp nâng cao trải nghiệm xem phim

Các stereo camera được đặt trực tiếp vào cảnh 3D để phân tích chính xác & tùy biến tốt hơn

*
stereo camera
*
phân tích từ stereo camera 2 view nhìn từ mắt trái & mắt phải

16. Rendering & Compositing

Làm phim hoạt hình 3D như Disney, Pixar, Dreamworks…cần bộ nhớ để lưu trữ dữ liệu khổng lồ và hệ thống máy tính (render farm) mạnh mẽ để xử lý tính toán tính tất cả các shot phim với độ chi tiết, chất lượng cao nhất và thời gian ngắn nhất

Khâu tiếp theo đề hoàn chỉnh một shot phim sau khi render chính là compositing. Các nghệ sĩ sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau sao cho các chuyển cảnh phải liền mạch để khán giả cảm thấy hoàn toàn đắm chìm vào câu chuyện

17. Post Production

Hậu kỳ là khâu cuối cùng định hình bộ phim thông qua việc phân phối hình ảnh và âm thanh. Nhóm sản xuất hậu kỳ cũng bao gồm biên tập, biên tập âm nhạc, âm thanh, hình ảnh kỹ thuật số và màu sắc của phim.

*

Sau khi hoàn thành bộ phim sẽ được ấn định thời gian phát hành toàn cầu

*
*
Đội ngũ làm phim hoạt hình 3D Disney

Đằng sau một bộ phim hoạt hình 3D từ lúc ý tưởng còn trên giấy đến khi hoàn thành ra mắt thị trường mang lại tiếng cười, những cuộc phiêu lưu thú vị, bài học ý nghĩa, tìm kiếm lợi nhuận… là cả một quá trình sáng tạo của đội ngũ làm phim.