Cách đăng kí tín chỉ nhanh nhất, đăng ký tín chỉ

-

Hẳn là còn khá nhiều bạn sinh viên năm nhất đang bối rối, đầu óc xoay vòng với việc đăng ký học phần. Vì năm đầu tiên thường các bạn sẽ được trường sắp xếp sẵn lịch học và thời khóa biểu nên nhiều bạn còn khá bỡ ngỡ với việc đăng ký học phần. Bài viết này sẽ chia sẻ cho các bạn một vài kinh nghiệm hữu ích để “cuộc chiến” đăng ký học phần không còn là ác mộng!


*

Học phần là gì ?

Học phần là khối lượng kiến thức tương đối đầy đủ, hoàn chỉnh và thuận tiện cho sinh viên tích lũy trong quá trình học tập. Kiến thức trong mỗi học phần được thiết kế theo mô đun từng môn học hoặc dưới dạng tổ hợp từ nhiều môn học thành một môn học mới.

Bạn đang xem: Cách đăng kí tín chỉ nhanh nhất


*

Tại sao sinh viên lại ám ảnh mỗi khi đăng ký học phần?

Thật sự đăng kí tín chỉ vẫn luôn là nỗi ám ảnh chưa bao giờ dứt với các thế hệ sinh viên. Dù ôm máy kè kè bên mình vài ngày để quyết tâm đăng ký nhưng đôi lúc nhiều sinh viên vẫn đăng ký sai môn, sai lịch.

Mặc dù đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng, laptop đủ pin, sóng wifi full nấc nhưng đến lúc quan trọng thì mạng lại bị nghẽn, F5 liên tục nhưng vẫn không load được. Những lớp bạn muốn đăng ký học thì rất nhanh đã đầy. Nếu không may mắn có thể bạn sẽ không còn lớp để đăng ký hoặc các môn học đăng ký bị trùng giờ nhau.


*

Vì vậy vật lộn để đăng ký học phần thật sự là một nỗi ám ảnh khủng khiếp đối với sinh viên, đặc biệt sẽ khó khăn hơn nữa với những tân sinh viên “gà mờ”. Vậy hãy cùng UTOP tìm hiểu cách đăng ký học phần nhanh nhất, mang thêm cơ hội về cho mình nhé!

Hướng dẫn đăng ký học phần nhanh nhất

1. Hãy tạo một thời khóa biểu cho riêng mình!

Đầu tiên, bạn hãy tiến hành ghi lại tên, mã môn học, tên lớp và thời gian học mà bạn mong muốn. Nhưng hãy chú ý xem lớp đó vẫn còn trống không? Tiếp tục đối với các môn học khác. Từ đó bạn sẽ tạo nên một thời khóa biểu phù hợp với bản thân và rút ngắn bớt thời gian đắn đo khi đăng ký học phần. Điều này sẽ làm tăng tỷ lệ thành công trong cuộc chiến “đăng ký học phần” đó!


*

2. Chú ý thời gian di chuyển giữa các lớp học

Thời gian nghỉ giải lao để di chuyển từ lớp này đến lớp khác của bạn thường không nhiều vì thế bạn cũng nên cân nhắc để chọn lớp học và thời gian học phù hợp. Nếu bạn chọn giờ quá sát nhau thì sẽ dễ xảy ra tình trạng vội vã chạy từ lớp này sang lớp khác hay tệ hơn là trễ học. Vì vậy, đây cũng là một điều quan trọng mà bạn cần lưu ý!


*

3. Lựa chọn giảng viên

Bạn nên tham khảo những anh chị sinh viên đi trước, đã từng học qua để cân nhắc xem phong cách dạy của giảng viên có phù hợp với mình không nhé! Vì một giảng viên có cách dạy phù hợp với bạn sẽ khiến bạn có động lực học rất nhiều đó!


4. Đăng ký môn học trên Website

- Hãy mở cùng một lúc nhiều trình duyệt như Chrome, Coc
Coc, Firefox,... để load web nhanh hơn và dành nhiều cơ hội cho mình hơn.

- Một trình duyệt chỉ nên bật 2 đến 3 tab. Một thủ thuật nhỏ cho các bạn là hãy linh hoạt một tay ấn ctrl + tab để chuyển tab, một tay dùng chuột để đăng nhập. Khi ấn đăng nhập sau khoảng 10-15s mà tab vẫn không load được thì có thể ấn F5 để load lại rồi tiếp tục đăng nhập.

- Nên lưu lại mã sinh viên và mật khẩu để không phải đánh lại nhiều lần hoặc đổi mật khẩu ngắn lại, điều này sẽ tiết kiệm thời gian cho việc bạn phải đăng nhập lại nhiều lần và dễ nhớ hơn khi bạn nhờ người quen hỗ trợ đăng ký học phần.


*Lưu ý:

- Khi đăng ký xong bạn nên chụp lại thời khóa biểu mình đã đăng ký để làm minh chứng. Nếu có sự cố xảy ra, bạn có thể đem minh chứng đó đến phòng đào tạo-công tác sinh viên để được hỗ trợ.

- Bạn sẽ không đăng ký được trước thời gian, trường mở cổng đăng ký. Nếu bạn đã nhập được vài môn cùng thời gian học thì sau đó trang đăng ký sẽ reset lại và bạn vẫn phải đăng ký lại từ đầu.

Những rắc rối mà các sinh viên hay gặp phải nhất khi đăng ký học phần

- Có thể bạn sẽ gặp vấn đề với các môn tiên quyết (bạn phải học xong môn này mới được học môn tiếp theo) và nếu bạn không đủ điều kiện để qua môn thì bạn sẽ không được đăng ký môn khác. Đây là điều bạn nên lưu ý trong quá trình đăng ký học phần. -Có một số môn bạn đăng ký nhưng bị hủy học phần, bạn sẽ dễ bị thiếu tín chỉ cần học ở học kỳ đó, kéo theo việc bạn sẽ phải học bù vào học kỳ khác hoặc bị ra trường chậm hơn quy định.


- Đăng ký quá ít hoặc quá nhiều học phần. Nếu đăng ký quá ít thì sẽ kéo theo tiến độ không đảm bảo, ảnh hưởng đến thời gian tốt nghiệp của bạn. Nếu đăng ký quá nhiều cũng sẽ khiến nhiều sinh viên không đủ sức để học tập và lơ là từ đó kết quả học tập sẽ không như mong muốn.

Với một số chia sẻ như trên, chúc các bạn tân sinh viên sẽ có một đợt đăng ký thành công như ý muốn. Nếu bạn có kinh nghiệm hay nào khác, đừng ngần ngại chia sẻ cho mọi người cùng tham khảo nhé!

GDVN-Cứ đến thời điểm mở cổng đăng ký tín chỉ cho kỳ học tiếp theo,sinh viên nhiều trường đại học lại lo lắng tình trạng nghẽn mạng xảy ra.

Xem thêm: Như lai phật tổ là ai là phật nào? phân biệt phật tổ như lai và phật a di đà


Trường hợp sinh viên không kịp đăng ký tín chỉ do đến thời điểm đăng ký bị nghẽn mạng, dẫn đến tình trạng “thất học” một học kỳ đã từng xảy ra; có sinh viên còn phải thức trắng đêm để chờ đăng ký môn học nhưng vẫn rơi vào cảnh “chịu thua”... đường truyền mạng.

Trên các diễn đàn, sinh viên nhiều trường đại học, nhất là tại các trường có số lượng người học đông, rất nhiều ý kiến phản ánh về việc đăng ký tín chỉ khó khăn. Có sinh viên mất khoảng 3 - 4 tiếng mới đăng ký được môn học của mình.

Hơn nữa, không phải trường nào cũng có đường truyền Internet đủ mạnh để tải được lượng lớn sinh viên truy cập vào cùng một thời điểm đăng ký. Sinh viên không chỉ truy cập một lần, mà càng chậm càng truy cập nhiều lần, lại càng xảy ra nghẽn mạng.

Nhìn nhận những khó khăn đó, nhiều trường đại học đang thực hiện nhiều giải pháp khắc phục liên tục để đăng ký tín chỉ không còn là "nỗi khổ" của sinh viên nữa.

Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam về vấn đề trên, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Trung Thành, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học An Giang cho hay: tình trạng đến thời điểm đăng ký tín chỉ, vì lượng lớn sinh viên cùng truy cập một lúc nên dẫn đến quá tải, tốn thời gian xảy ra tại nhiều trường đại học. Trước đây, sinh viên của Trường Đại học An Giang cũng gặp phải sự cố nghẽn mạng trong thời điểm đăng ký tín chỉ.

*

Để giảm thiểu tình trạng trên, thầy Thành đã đưa ra một số biện pháp dựa trên kinh nghiệm thực tế của nhà trường:

Trước hết, Trường Đại học An Giang đã sắp xếp lịch đăng ký tín chỉ cho sinh viên chia theo các khóa, rồi trong các khóa lại chia ra tiếp lịch riêng cho các ngành khác nhau.

Ví dụ như các bạn sinh viên năm nhất có 2 ngày để đăng ký, trong 2 ngày đó sẽ chia ra 4 buổi để các ngành khác nhau đăng ký trong các buổi khác nhau

Một vài trường hợp sinh viên chọn giảng viên mà trong lớp giới hạn số người học nên không đăng ký được, hoặc một số sinh viên gặp trục trặc khi đăng ký thì các bạn chỉ cần gửi thông tin qua email của phòng chức năng, trường sẽ xử lý thủ công cho các em. Những trường hợp này cũng rất ít, thường chỉ có khoảng 1 - 2 sinh viên/lớp gặp tình trạng này.

Sau thời gian đã đăng ký, nếu sinh viên muốn điều chỉnh như bổ sung hoặc hủy tín chỉ đã đăng ký thì cũng phải gửi mail yêu cầu trong khoảng 1 - 2 tuần (theo thời gian quy định của trường về điều chỉnh đăng ký tín chỉ) tùy theo môn học.

Bên cạnh đó, để hạn chế tình trạng sinh viên bị tắc nghẽn mạng khi đăng ký tín chỉ, thầy Thành cho biết, trường cũng luôn sắp xếp cho cố vấn học tập sinh hoạt với lớp, họp lớp trước thời điểm đăng ký tín chỉ để các bạn sinh viên cùng lớp thống nhất trước với nhau những môn học nào sẽ đăng ký, tương tự với những nhóm học tự chọn.


Do đã cho sinh viên một khoảng thời gian để suy nghĩ như vậy, nên đến thời điểm mở cổng đăng ký tín chỉ, sinh viên chỉ cần đăng nhập rồi đăng ký theo kế hoạch mà cả lớp đã cùng nhau lựa chọn, thống nhất chứ không phải tốn nhiều thời gian suy nghĩ, chọn lựa nữa, nên sinh viên của Trường Đại học An Giang đăng ký tín chỉ hiện nay diễn ra khá nhanh chóng, thuận lợi.

Không những vậy, theo thầy Thành, dù Trường Đại học An Giang không giới hạn về số môn theo kế hoạch của từng học kỳ nhưng trường cũng khuyến cáo sinh viên nên đăng ký vào thời điểm nào thì sẽ được ưu tiên tín chỉ theo khoa của mình.

*
Không còn lo sập website khi đăng ký tín chỉ nhờ giải pháp mở rộng hạ tầng

Cũng theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Trung Thành, trường sử dụng phần mềm đăng ký tín chỉ của một công ty đối tác và nâng cấp phần mềm định kỳ hàng năm theo hợp đồng để khắc phục chất lượng đường truyền, xây dựng phần mềm tốt, hạn chế được tối đa lỗi cho người học sử dụng.

Trường Đại học Vinh cũng là một trong các đơn vị có những biện pháp khắc phục kịp thời để giúp sinh viên thuận lợi hơn trong việc đăng ký tín chỉ. Tiến sĩ Hoàng Vĩnh Phú, Trưởng phòng Đào tạo của trường cho biết:

"Vào thời điểm có quá nhiều người vào đăng ký thì cũng có xảy ra một vài trường hợp bị nghẽn mạng, số lượng này rất ít và sẽ không bị ảnh hưởng quá lớn. Bởi, trường luôn sắp xếp thời gian dự phòng khoảng một đến hai tuần để hỗ trợ cho những trường hợp đặc biệt bị gặp trục trặc này".

Hơn nữa, theo Tiến sĩ Hoàng Vĩnh Phú, mỗi ngành học của Trường Đại học Vinh đều có cố vấn học tập cùng đội ngũ chuyên viên tại các phòng, ban chức năng của trường luôn sẵn sàng hỗ trợ 24/7 cho sinh viên, để đảm bảo kết quả học tập cho các em cũng như tránh xảy ra tình trạng như sinh viên tốn nhiều thời gian mà không đăng ký được tín chỉ.

Mặt khác, thầy Phú cho biết thêm, ngoài việc luôn sẵn sàng hỗ trợ, trường cũng phân luồng, chia thời gian đăng ký theo từng ngành, như ngành nào có số lượng sinh viên đông hơn sẽ cho đăng ký trước, ngành nào có số lượng ít hơn sẽ được đăng ký sau.

Do đó, đến thời điểm hiện tại, về cơ bản tất cả sinh viên của trường đều đăng ký được đầy đủ các môn cần học trong học kỳ của mình.


Việt Nam thí điểm đào tạo tín chỉ từ năm 1993 và bắt đầu mở rộng từ năm 2005. Đặc điểm của hình thức đào tạo này là kiến thức được cấu trúc thành module (học phần), sinh viên học theo từng học phần (đơn vị tính là tín chỉ), đạt đến trình độ nào được công nhận đến trình độ ấy. Do đó, sinh viên được chủ động chọn môn và lớp phù hợp với mong muốn, miễn là tích lũy đủ số tín chỉ cần thiết để tốt nghiệp.